Enter your keyword

[KIẾN THỨC SINH LÝ] Dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt của bé gái

[KIẾN THỨC SINH LÝ] Dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt của bé gái

Dậy thì là khoảng thời gian cơ thể và tâm lý các bé gái bắt đầu có những thay đổi khiến khá nhiều trẻ lo lắng. Giai đoạn này là một bước ngoặt lớn, đánh dấu sự bắt đầu trưởng thành của các bé. 

Bài viết này sẽ cung cấp thêm các kiến thức cơ bản về tuổi dậy thì để các bạn nữ bớt đi sự bỡ ngỡ lo lắng và biết cách chăm sóc bản thân thật tốt khi bước vào độ tuổi này!

Tuổi dậy của con gái thì bắt đầu khi nào?

Trong cơ thể nữ giới, nồng độ các hormone sinh dục như lutenizing (LH), follicle Stimulating (FSH) và estrogen ở giai đoạn trước dậy thì rất thấp. Bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, hệ thống nội tiết của trẻ sẽ dần có sự thay đổi và tăng tiết các hormone sinh dục nữ. Từ thời điểm này, cơ thể các bé gái sẽ có sự biến đổi hình thành những nét đặc trưng của phái nữ. Sự thay đổi này thường sớm nhất là khi bé gái 7 tuổi, muộn nhất là 13 tuổi.

dậy thì

Tuổi dậy thì bắt đầu khi nào?

Quá trình dậy thì sẽ bắt đầu bằng sự tăng tiết LH và FSH trong giấc ngủ của các bé gái, sau đó sẽ dần dần tiết ra trong cả ngày.

Sự tăng nồng độ hai hormone này là cơ sở kích thích buồng trứng tiết ra estrogen và dần hình thành nên các đặc điểm sinh dục riêng ở phái nữ. Cụ thể như sau:

Đặc điểm dễ nhìn thấy nhất khi các bé gái bước vào tuổi dậy thì là vùng ngực bắt đầu có sự khác biệt so với các bé trai. Các mô vú nhú dần lên, hệ thống ống tuyến dẫn sữa phát triển mạnh hơn, bắt đầu có sự tích mỡ và hình thành “núi đôi”. Đây là tác dụng của sự tăng tiết hormone estrogen và progesterone.

Hai hormone này cũng kích thích vòi trứng, tử cung và âm đạo nữ phát triển. Dần dần hình thành nên chu kì kinh nguyệt đặc trưng của phái nữ. Lần hành kinh đầu tiên của bé gái thường bắt đầu vào năm 12 tuổi. Có người sớm hơn hoặc muộn hơn. Nếu đến 16 tuổi mà các bạn nữ vẫn chưa có kinh nguyệt thì cần đi thăm khám để kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Vai trò của các hormon sinh dục trong cơ thể bé gái

Chu kì kinh nguyệt được điều khiển bởi GnRH (gonadotropin releasing hoocmon) tiết ra từ vùng dưới đồi. GnRH sẽ kích thích thùy trước tuyến yên giải phóng các hoocmon  FSH và LH.

FSH và LH là 2 hormone đảm nhận việc kích thích các nang trứng phát triển và tăng tiết estrogen, điều khiển sự rụng trứng, tạo thành hoàng thể.

Khi đạt một nồng độ trong máu nhất định estrogen được tiết ra sẽ ức chế vùng dưới đồi giải phòng GnRH và thùy trước tuyến yên giải phòng FSH và LH.

Progesterone chủ yếu là do hoàng thể tiết ra, phối hợp với estrogen để chuẩn bị niêm mạc tử cung cho trứng (đã được thụ tinh) làm tổ. Ngoài ra, nó còn tác động kích thích tuyến vú phát triển, chuẩn bị cho việc sản sinh và bài tiết sữa mẹ.

Chu kì kinh nguyệt của bé gái

Lần đầu các bé gái có kinh nguyệt, thời gian hành kinh thường rất ngắn, lượng kinh khá ít, thậm chí chỉ có một vài vệt máu nâu đỏ. Sau đó, thời gian này sẽ tăng dần lên và duy trì trong khoảng từ 2-7 ngày là điều bình thường.

Một chu kì kinh nguyệt được tính là từ ngày đầu tiên hành kinh của tháng trước tới ngày đầu của tháng sau, thời gian trung bình là 28 ngày. Có những người thể chất đặc biệt thời gian này có thể dao động trong 24-35 ngày.

Để có một chu kì kinh nguyệt đều đặn cần mất khá nhiều thời gian, thậm chí có những người cần tới 6 năm.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh

Trong khoảng thời gian 28 ngày, chu kì kinh nguyệt sẽ được chia thành 4 giai đoạn là:

  • Giai đoạn hành kinh.
  • Giai đoạn trước rụng trứng.
  • Giai đoạn rụng trứng.
  • Giai đoạn sau rụng trứng.
    dậy thì

    Các giai đoạn trong một chu kì kinh nguyệt

Giai đoạn hành kinh

Giai đoạn này là thời kì “chảy máu” của chị em, kéo dài khoảng 2-7 ngày, trung bình là 5 ngày. Trong thời gian này, lớp niêm mạc của tử cung bị bong ra và do lượng progesteron và estrogen giảm mạnh. Dịch kinh nguyệt có chứa máu, dịch nhày, các tế bào biểu mô,… với tổng thể tích khoảng 50-150ml. Dịch này từ tử cung đi qua cổ tử cung và âm đạo ra ngoài, đây là thời điểm được các chị em gọi là “ngày đèn đỏ”.

Giai đoạn trước rụng trứng

Sau khi hết “ngày đèn đỏ”, thường bắt đầu từ ngày thứ 6 đến khoảng này thứ 13 của một chu kì. Đây là giai đoạn chủ yếu quyết định một chu kì kéo dài trong bao nhiêu ngày.

Trong khoảng thời gian này, buồng trứng dưới sự tác động của hormone FSH, các nang trứng phát triển hơn và bắt đầu bài tiết estrogen. Vào ngày thứ 6, một nang trứng nổi bật hơn, tiết nhiều estrogen hơn sẽ làm giảm lượng FSH khiến các nang trứng khác thoái hóa dần. Trong lúc đó, nang này tiếp tục phát triển và chín dần. Khi đạt đường kính khoảng 2cm nó nổi lên bề mặt buồng trứng và sẵn sàng rụng.

Giai đoạn rụng trứng

Xảy ra vào khoảng từ ngày thứ 14 của một chu kì. Lúc này, nồng độ LH tăng cao sẽ kích thích sự rụng trứng. Nang trứng chín bị phá vỡ, noãn bào cấp II được giải phóng, di chuyển theo vòi trứng về pháo tử cung.

Sau khi rụng, trứng chỉ tồn tại được trong thời gian rất ngắn khoảng 24 giờ. Vì vậy, nếu muốn có thai cần tranh thủ để trứng được thụ tinh trong thời gian này, nếu không trứng sẽ chết.

Giai đoạn sau rụng trứng

Giai đoạn này thường tính từ ngày thứ 15 đến ngày đầu tiên của giai đoạn hành kinh của chu kì tiếp theo. Sau khi trứng rụng, hormone LH sẽ kích thích phần còn lại của nang phát triển thành thể vàng, còn được gọi là hoàng thể. Nó bắt đầu giải phóng ra progesterone và estrogen giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho lần trứng rụng tiếp theo.

Nếu trứng được thụ tinh thi sẽ bám vào lớp niêm mạch này và làm tổ tại đây, bắt đầu quá trình mang thai.

Nếu quá trình tụ tinh không xảy ra, trứng không làm tổ tại đây thì các hoàng thể sẽ teo lại và chất dần đi, niêm mạc tử cung lại bong ra và thoát ra ngoài bắt đầu một chu kì kinh nguyệt mới.

Kinh nguyệt không đều tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Trong khoảng thời gian dậy thì, cơ quan sinh sản của các bé gái chưa phát triển hoàn thiện. Thêm vào đó là những áp lực, lo lắng và thường xuyên phải thức khuya để học hành khiến chu ki kinh nguyệt cảu các bé gái không đều.

Thực tế, kinh nguyệt không đều ở độ tuổi mới bắt đầu có kinh là chuyện khá bình thường bởi cơ thể trẻ vẫn đang tiếp tục thay đổi từng ngày, điều này sẽ ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý nếu trẻ không có kinh liên tiếp 3 tháng hoặc đã qua độ tuổi dậy thì mà vẫn không có kinh hoặc kinh nguyệt không đều thì các bà mẹ cần đưa con mình đi khám để được chẩn đoán và điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của các bé sau này.

Dậy thì là một giai đoạn phát triển rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Thời kì này, các bé gái sẽ có nhiều sự thay đổi cả về sinh lý và tâm lý. Bởi vậy các bà mẹ cần quan tâm tới con mình nhiều hơn và hướng dẫn để các bé gái biết các tự chăm sóc bản thân để đảm bảo sự phát triển tốt nhất trong giai đoạn này nhé!

1900 888 633