Enter your keyword

[Giải đáp] Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

[Giải đáp] Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Mất kinh nguyệt, vô kinh,…gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe sinh sản của nữ giới. Việc chờ mãi không thấy ngày đèn đỏ là nỗi lo khiến chị em mất ăn mất ngủ. Vậy làm thế nào để có kinh nguyệt trở lại? Hãy cùng Trung tâm sức khỏe sinh sản giải đáp thắc mắc này nhé!

Mất kinh nguyệt là gì?

Mất kinh nguyệt (tắc kinh) là tình trạng chị em phụ nữ không bị đèn đỏ từ một đến nhiều chu kỳ kinh. 

Vô kinh xảy ra khi chị em bị tình trạng mất kinh nguyệt từ 3 chu ky kinh liên tiếp trở lên, hoặc con gái đã đủ tuổi dậy thì nhưng không có kinh. 

  • Với những nàng đã đến tuổi dậy thì, nhưng không xuất hiện mùa dâu rụng, được gọi là vô kinh nguyên phát.
  • Với phụ nữ đã có kinh, nhưng mất kinh đột ngột từ 3 tháng trở lên (với người có chu kỳ kinh đều đặn) hoặc 6 tháng trở lên (với người có chu kỳ kinh không đều) được gọi là vô sinh thứ phát.

[Giải đáp] Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Mất kinh nguyệt (tắc kinh) là nỗi lo của nhiều chị em

Nguyên nhân mất kinh nguyệt

Mang thai khiến phụ nữ mất kinh

Phụ nữ có bầu không có ngày đèn đỏ trong suốt 9 tháng mang thai. Lúc này, các bạn không cần lo lắng quá nhiều, mất kinh nguyệt là tín hiệu chỉ điểm bạn sắp được làm mẹ, mùa dâu sẽ tự rụng trở lại sau khi bạn sinh em bé.

Tác dụng phụ của thuốc 

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là biện pháp tránh thai được sử dụng ở nhiều chị em. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc tránh thai có thể gây tác dụng không mong muốn như trễ kinh, thậm chí mất kinh hoặc vô kinh. 

Tác dụng phụ của thuốc khác

Các thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống ung thư,…có thể có tác dụng phụ là thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, thiểu kinh, mất kinh.

[Giải đáp] Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây mất kinh

Các bệnh lý ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố nữ trong máu

Hội chứng buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phái đẹp. Khi mắc hội chứng này, chị em có dấu hiệu điển hình là chu kỳ kinh không đều, 1 tháng có thể có kinh 2 lần, cũng có thể 3 tháng không có kinh,…

Tuyến giáp bị suy

Các bệnh lý về tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến tiết hormon sinh dục. Cường giáp hoặc suy giáp có thể gây vô kinh ở nữ giới.

Thời kỳ mãn kinh

Thông thường, các dấu hiệu mãn kinh ở phái đẹp xuất hiện ở tuổi 50 trở lên. Tuy nhiên, có chị em những biểu hiện của mãn kinh sớm xuất hiện ngay từ tuổi 40, hormon nội tiết tố nữ suy giảm và có thể bị ngưng kinh.

Lối sống sinh hoạt không điều độ

Tập thể dục quá sức, thức khuya, ăn uống quá nhiều dầu mỡ, giảm cân quá nhanh,…có thể khiến cơ thể phái yếu bị ảnh hưởng, nồng độ hormon bị mất cân bằng, do đó có thể gây tình trạng mất kinh.

Các vấn đề về cấu tạo cơ quan sinh dục cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh

Sẹo trong tử cung

Nạo phá thai, phẫu thuật ngoại khoa tử cung,…có thể để lại vết sẹo ở thành tử cung, gây cản trở quá trình bong ra của niêm mạc dẫn đến mất kinh.

Âm đạo bị tắc

Viêm âm đạo có thể khiến âm đạo bị tắc nghẽn làm ngày đèn đỏ dài ra, máu không thể đẩy ra ngoài dễ dàng.

[Giải đáp] Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Thời kỳ tiền mãn kinh là nguyên nhân kinh nguyệt bị gián đoạn

Cách làm ra kinh nguyệt

Uống thuốc gì để có kinh trở lại?

Chị em nếu gặp tình trạng ứ kinh, vô kinh, hãy đến khám ngay tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc như:

  • Thuốc tránh thai, tiêm hormone, đặt vòng hormon,…để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
  • Nếu bạn gái gặp tình trạng vô kinh hoặc bị buồng trứng đa nang, thuốc điều trị buồng trứng đa nang có thể được bác sĩ chỉ định.
  • Cao ích mẫu cũng là loại thuốc điều hòa kinh nguyệt dùng phổ biến được nhiều bạn gái dùng.

Khi dùng thuốc, chị em hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều lượng để việc điều trị đạt kết quả cao nhất và tránh những ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra.

[Giải đáp] Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Thuốc tránh thai có thể được bác sĩ chỉ định để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

Phương pháp ngoại khoa

  • Nếu nguyên nhân mất kinh là do mô sẹo, chỉ định của bác sĩ có thể can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong tử cung cho bạn gái.
  • Các bệnh lý liên quan đến u tuyến yên, phẫu thuật loại bỏ khối u lành tính tuyến yên sẽ được xem xét thực hiện.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến chu kỳ kinh của phái đẹp. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ ăn nhanh,…nên được hạn chế để duy trì thể chất khỏe mạnh. Thay vào đó, chị em nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều các thực phẩm bổ sung estrogen tự nhiên như đậu nành, hạt lanh, óc chó,…
  • Thói quen sinh hoạt điều độ giúp chu kỳ ổn định, phòng chống mất kinh. Bạn gái nên đi ngủ sớm, làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ, không hoạt động quá sức.
  • Nếu có dấu hiệu mùa dâu bị bất thường, hãy đến khám chữa tại cơ sở y tế để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

[Giải đáp] Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng tránh các bệnh liên quan đến chu kỳ kinh

Bài viết trên hi vọng giúp ích cho chị em trả lời câu hỏi “Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?”. Chị em hãy theo dõi tình trạng sức khỏe và đến khám tại cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt nhé!

1900 888 633