Viêm vòi trứng là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị như thế nào?
Viêm vòi trứng (hay còn gọi là viêm ống dẫn trứng) là căn bệnh phụ khoa tương đối phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là các chị em đang trong độ tuổi sinh nở. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt khi có biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Do đó, nhận biết những biểu hiện của bệnh viêm vòi trứng có vai trò rất quan trọng giúp chị em có thể bảo vệ được thiên chức làm mẹ của mình.
Vậy biểu hiện bệnh viêm vòi trứng ở phụ nữ là gì? Nguyên nhân gây bệnh viêm vòi trứng ? Cách phòng tránh bệnh viêm vòi trứng như thế nào? Bài viết này trung tâm sức khỏe sinh sản sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này.
Tóm tắt
Viêm vòi trứng (viêm ống dẫn trứng) là gì ?
Vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng, có cấu tạo hình ống dài, đây là bộ phận nối giữa buồng tử cung với buồng trứng (2 buồng trứng tương ứng với 2 ống dẫn trứng trái và phải).
Ống dẫn trứng có độ dài khoảng 10cm, đây là nơi gặp gỡ của trứng và tinh trùng, có chức năng vận chuyển trứng đã hoặc chưa được thụ tinh đến tử cung.
Viêm vòi trứng là tình trạng lòng ống dẫn trứng bị thu hẹp lại khiến đường đi của trứng tới tử cung bị cản trở. Nó này xảy ra khi có sự viêm nhiễm tại ống dẫn trứng do vi khuẩn hoặc một số tác nhân khác, thường là ở vùng âm đạo và cổ tử cung lan sâu tới đây.
Phân loại bệnh viêm vòi trứng?
Bệnh viêm vòi trứng được được chia thành 2 loại:
- Cấp tính: Các ống dẫn trứng trở nên đỏ, sưng và tiết ra thêm chất lỏng để các thành bên trong của ống thường dính lại với nhau. Các ống cũng có thể dính vào các cấu trúc gần đó như ruột. Tình trạng bệnh bùng phát đột ngột, mức độ bệnh còn nhẹ, 1 tuần là có thể chữa khỏi.
- Mạn tính: Là ống dẫn trứng bị viêm trong thời gian kéo dài gây ra mủ trắng, phá hoại các mô trong vòi trứng. Khi gặp phải tình trạng này tức là bệnh đã trở nên nghiêm trọng, có nguy cơ tắc nghẽn cả một hoặc hai ống dẫn trứng. Nếu không điều trị sớm sẽ làm giảm khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh ở người phụ nữ.
Những dấu hiệu viêm ống dẫn trứng?
Viêm vòi trứng thường có thể thấy triệu chứng như sau:
- Viêm khoang chậu hay viêm phần phụ.
- Đau bụng kinh hoặc đau bụng dưới cho dù không phải ngày có kinh.
- Khí hư ra nhiều, kinh nguyệt bất thường.
Tuy nhiên, cũng có những chị em không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, chỉ thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu phần bụng dưới và đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã nặng và cần điều trị gấp.
Dưới đây là những triệu chứng viêm tắc vòi trứng cấp và mạn tính:
Biểu hiện viêm vòi trứng cấp tính:
– Thống kinh: Khung chậu xung huyết gây tụ máu, trước kỳ kinh 1 tuần có hiện tượng đau bụng và tình trạng này càng nghiêm trọng khi kinh nguyệt xuất hiện.
– Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh hay lượng máu kinh quá nhiều, có thể do xung huyết khoang chậu chức năng buồng trứng hoạt động kém… Đây là những triệu chứng phổ biến nhất thường gặp ở bệnh nhân bị viêm ống dẫn trứng. Lâu dần sẽ dẫn đến xơ hóa tử cung, tử cung khó khôi phục hoặc dính liền làm sai lệch vị trí tử cung khiến cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.
– Đau bụng: Mức độ đau bụng của viêm ống dẫn trứng khác nhau tùy thuộc theo tình trạng viêm, phần nhiều biểu hiện là lưng và bụng đau mỏi, đôi khi có đau lan tới bàng quang, trực tràng và có triệu chứng kích thích gây ra như tiểu dắt, tiểu gấp…
– Khó thụ thai: Viêm ống dẫn trứng trở nặng có thể gây ra tắc ống dẫn trứng, khiến cho tinh trùng không thể đi qua để đến gặp trứng, việc thụ thai sẽ khó khăn hơn.
– Khí hư thay đổi: Khí hư ra nhiều, có màu vàng, gây ngứa vùng âm đạo.
Ngoài ra, một số người còn gặp các triệu chứng khác như: khí hư ra nhiều, đau khi có quan hệ tình dục, chức năng đường ruột kém, mệt mỏi, mất sức khi lao động nặng,…
Biểu hiện của bệnh viêm vòi trứng mạn tính:
Viêm vòi trứng mạn tính thường không biểu hiện rõ ràng, các triệu chứng diễn ra âm thầm trong cơ thể cụ thể như:
– Vòi trứng bị sưng đỏ, người bệnh có cảm giác bị đau vùng chậu, đau mỏi vùng lưng nhiều ngày.
– Chu kỳ kinh nguyệt không đều: thường xuyên bị chậm kinh, mất kinh, thống kinh,…
– Khó có con: Viêm ống dẫn trứng làm cho chức năng vận chuyển tinh trùng và trứng không hiệu quả. Nếu tắc vòi trứng có thể không thụ thai được sẽ gây vô sinh ở nữ giới.
Nguyên nhân gây viêm vòi trứng là gì ?
Một số nguyên nhân có thể khiến người phụ nữ mắc phải bệnh viêm vòi trứng đó là:
Do quan hệ tình dục không an toàn và lành mạnh
Các loại vi khuẩn, nấm có thể xâm nhập vào sâu bên trong khi bạn quan hệ tình dục, đặc biệt là nếu bạn quan hệ với những người đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu quan hệ tình dục bừa bãi mà không dùng bao cao su hoặc quan hệ trong những ngày hành kinh (khoảng thời gian vi khuẩn dễ phát triển ở vùng kín nhất) cũng khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng đi sâu vào trong và gây ra tổn thương, nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản như vòi trứng, tử cung,…
Do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm
Thông thường do các cơ quan sinh dục khác như cổ tử cung, tử cung, âm đạo… rất dễ bị viêm nhiễm, nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến lây nhiễm ngược, ảnh hưởng đến vòi trứng, buồng trứng,…
Do phá thai
Phá thai khiến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ yếu dần, đặc biệt là phá thai không an toàn ở những cơ sở y tế kém chất lượng hoặc phá thai nhiều lần có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy khiến sức khỏe suy yếu. Một trong số đó là tình trạng cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm.
Do vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch
Trong thời kỳ hành kinh hay quan hệ tình dục xong mà không vệ sinh sạch sẽ chính là bạn đang tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và lan dần từ ngoài vao sâu các cơ quan bên trong.
Do làm các thủ thuật ở bộ phận sinh dục
Các thủ thuật như đặt vòng tránh thai, phẫu thuật vùng tiểu khung… Trong Quá trình tiến hành các tiểu phẫu như đặt vòng tránh thai, sinh nở, phẫu thuật vùng tiểu khung,… nếu các dụng cụ y tế không được khử trùng sạch sẽ thì rất dễ truyền các loại vi khuẩn gây hại vào cơ quan sinh dục và gây viêm nhiễm nhiều vị trí.
Sau phẫu thuật, nếu vết thương ko được vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Do từng có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục
Nếu bị các bệnh ở một số phần như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng,… mà không điều trị triệt để, các mầm bệnh rất dễ lây lan sang các khu xung quanh và gây bệnh, trong đó có ống dẫn trứng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm vòi trứng?
Viêm ống dẫn trứng không phải là một bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng nếu không có liệu pháp chữa trị viêm ống dẫn trứng hiệu quả, căn bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng:
Đau bụng dưới: Viêm tắc vòi trứng gây nhiễm trùng vùng chậu và khu màng bụng gây ra những cơn đau bụng dưới dữ dội.
Mang thai ngoài tử cung: Trong trường hợp ống dẫn trứng viêm nhẹ sẽ chưa tắc hoàn toàn nhưng cũng bị chít hẹp lại so với bình thường. Lúc này tinh trùng vẫn di chuyển đến trứng trong ống và thụ tinh được nhưng sau đó trứng được thụ tinh lại bị mắc kẹt tại đây là làm tổ, gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung. Khi bào thai lớn rần, ống dẫn trứng không thể giãn theo sẽ khiến người phụ nữ đau đỡ, không mổ kịp thời có thể vỡ vòi trứng và tử vong.
Áp xe buồng trứng: Áp xe ở buồng trứng là những túi mủ xuất hiện do viêm vòi trứng, có thể xuất hiện cả ở vòi trúng. Nếu tình trạng nghiêm trọng, có thể phải điều trị cách phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng hoặc cả buồng trứng.
Gây vô sinh: Bệnh viêm ống dẫn trứng nếu để tiến triển nặng sẽ gây bít tắc hoàn toàn đường ống hoặc ứ dịch khiến tinh trùng gần như không thể di chuyển đến gặp trứng, Nếu viêm tắc đồng thời cả hai ống dẫn trứng thì việc mang thai trở nên cực kì khó khăn. Mỗi đợt viêm vòi trứng, nguy cơ vô sinh ở phụ nữ tăng lên thêm 15% và nếu để bệnh tái phát tới lần thứ 3 thì con số này lên tới 50%.
Trong trường hợp viêm vòi trứng được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao, chị em vẫn có thể mang thai và sinh con như bình thường.
Cách điều trị viêm vòi trứng như thế nào?
Trước khi điều trị, bác sĩ cần tiến hành siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh thì mới đưa ra được hướng điều trị phù hợp.
Việc điều trị viêm ống dẫn trứng chủ yếu là dùng kháng sinh phổ rộng kết hợp với điều chỉnh trạng thái cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Với bệnh nặng có thể phải can thiệp bằng các phương pháp vật lý trị liệu. Cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng kháng sinh kết hợp thuốc chống viêm được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính. Dựa vào kết quả kháng sinh đồ và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp để sử dụng trong điều trị.
Lưu ý là tuyệt đối không tự đi mua thuốc về điều trị tại nhà để tránh kháng kháng sinh và tình trạng bệnh nặng hơn, khó chữa trị hơn.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Các biện pháp can thiệp xâm lấn bằng sóng ngắn, tia hồng ngoại, chiếu nhiệt,… được áp dụng để tiêu diệt các ổ viêm triệt để. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng một phương pháp hợp lý nhất.
Kết hợp với điều trị bằng thuốc và trị liệu vật lý, bệnh nhân cần có một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh viêm ống dẫn trứng rất dễ bị tái phát, bởi vậy sau khi điều trị khỏi chị em cũng cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Cách phòng ngừa viêm vòi trứng hiệu quả
Giữ gìn vệ sinh
Tập thói quen vệ sinh khoa học, đúng cách, luôn giữ vùng kín khô ráo
Không mặc đồ bó sát, quá chật, nên mặc đồ thoáng mát, thoải mái, ưu tiên mặc quần áo nguyên liệu 100% làm từ cotton.
Không nên tắm bồn có thể khiến hóa chất xâm nhập gây tổn thương vùng âm đạo dẫn đến viêm ống dẫn trứng.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt, không tự ý thụt rửa vùng âm đạo, tránh sử dụng, lạm dụng các loại hóa chất như xà phòng, sữa tắm, các chất tẩy rửa để rửa vùng kín.
Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ tình dục
Nếu chưa có ý định mang thai hoặc đã sinh đủ con hãy thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn để không xảy ra tình trạng phải nạo phá thai do mang thai ngoài ý muốn. Việc nạo phá thai có ảnh hưởng bất lợi rất lớn tới sức khỏe sinh sản về sau.
Đồng thời, hãy tránh quan hệ tình dục bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để hạn chế các mầm bệnh trú ngụ và lây lan gây viêm nhiễm vùng kín.
Khám bệnh phụ khoa định kì
Là phụ nữ, ai cũng đã từng hoặc sẽ mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Bệnh phụ khoa nói chung và viêm vòi trứng nói riêng nếu để nặng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản và tâm lý của chị em. Để phát hiện và điều trị từ sớm, hãy lên lịch và dành thời gian đi khám định kì từ 3-6 tháng một lần.
Không ăn các loại thực phẩm có nhiều calo và chất kích thích
Để chăm sóc sức khỏe, chị em nên tránh các đồ ăn cay, thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất ngọt, đồ hải sản. Đặc biệt không sử dụng các loại chất kích thích, thuốc lá, rượu bia, cà phê và các thực phẩm chứa caffeine, đậu phộng, nấm, bánh mì, đồ ăn lạnh, đồ ăn tươi sống,…
Bên cạnh các loại thực phẩm nên tránh thì cũng nên ăn nhiều các thực phẩm như sữa chua, tỏi, đậu đỏ, trứng gà, hoa quả tươi các loại ngũ cốc, các loại hạt chứa nhiều chất xơ,…
Hy vọng rằng những thông tin trên về bệnh viêm ống dẫn trứng và các phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh sẽ giúp ích cho các bạn nữ bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn đặc biệt là sức khỏe sinh sản.