Mách nhỏ dấu hiệu sắp có kinh và có thai cho chị em
Dấu hiệu có kinh và có thai rất dễ nhầm lẫn, chị em khó có thể phân biệt chính xác được. Với chị em phụ nữ, việc nhận ra các dấu hiệu sớm giúp chị em có những sự chuẩn bị phù hợp cho bản thân mình. Hãy cùng trung tâm sức khỏe sinh sản nhận biết dấu hiệu có kinh và có thai nhé!
Tóm tắt
So sánh dấu hiệu sắp có kinh và có thai
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không?
Thực tế, hai dấu hiệu này tương tự nhau rất khó để nhận biết. Các dấu hiệu điển hình là:
Đau lưng
Cả khi phụ nữ sắp bị mùa dâu ghé thăm hoặc sắp được làm mẹ đều có thể bị đau lưng. Các cơn đau lưng có thể ở mức độ nhẹ hay nặng, tuy không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thế nhưng lại gây cho chị em cảm giác rất khó chịu và dễ cáu gắt. Khi sắp đèn đỏ, cảm giác đau lưng xuất hiện nhiều khi chị em ngồi một tư thế lâu, lý do bởi vì tử cung lúc này bắt đầu co bóp nhẹ để sẵn sàng tống máu và dịch nhờn ra ngoài cơ thể. Khi mang thai vào thời gian đầu, chị em bị đau lưng do bào thai bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung.
Chị em có thể gặp phải tình trạng nhức đầu
Chị em sắp có kinh và có thai đều có thể gặp tình trạng nhức đầu. Điều này được lý giải do lượng hormone giảm xuống đột ngột, gây tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu ở nhiều chị em.
Căng và đau tức ngực
Hai trường hợp sắp đến tháng và sắp có thai, hầu hết chị em đều gặp tình trạng vòng 1 nảy nở hơn. Bầu ngực, nhũ hoa của chị em có thể bị sưng và đau hơn bình thường. Sự thay đổi này bởi vì lượng hormon của cơ thể thay đổi, dẫn đến lượng máu đến bầu ngực tăng lên, gây cảm giác căng tức và khó chịu.
Đi tiểu nhiều hơn
Sự thay đổi nội tiết tố và sự co bóp nhẹ của tử cung gây áp lực lên bàng quang là nguyên nhân chị em cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn trong ngày.
Tâm trạng của chị em bị ảnh hưởng
Phụ nữ khi sắp có kinh và khi có thai đều có điểm chung là sự thay đổi về tính cách, họ trở nên nhạy cảm và dễ cáu gắt hơn. Tâm trạng của chị em thậm chí trở nên tồi tệ, trầm cảm, dễ tủi thân và dễ khóc.
Ở cả khi sắp có kinh và có thai, các bạn gái thường gặp tình trạng mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,…
Táo bón có thể gặp ở nhiều chị em
Nồng độ hormone progesterone tăng lên trước khi có kinh nguyệt là nguyên nhân chính gây táo bón ở nhiều chị em. Với những chị em có thai, nồng độ này cũng thay đổi làm chị em rối loạn tiêu hóa, điển hình là táo bón nặng nề hơn.
Căng và đau tức ngực đều là dấu hiệu sắp có kinh và có thai
Giúp chị em phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai
Chị em hãy tham khảo những tiêu chí sau đây để phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai nhé!
Chảy máu ở dưới âm đạo
Đây là dấu hiệu dễ phân biệt nhất đối với những chị em sắp làm mẹ và sắp đến mùa dâu.
Với những chị em sắp đến kỳ kinh nguyệt, hầu hết chị em không bị chảy máu dưới âm đạo. Một số trường hợp xuất hiện các đốm máu màu đỏ tươi trong vòng 1 ngày trước kỳ kinh. Khi bắt đầu ngày đèn đỏ, lượng máu này tăng lên rất nhiều, đủ để làm ướt băng vệ sinh và kéo dài 5 – 7 ngày.
Khi chị em mang thai trong những ngày đầu, bào thai đến làm tổ ở tử cung có thể gây chảy máu và ra máu ở vùng âm đạo. Tuy nhiên, lượng máu rất ít, thông thường chỉ là một vài giọt màu hồng hoặc nâu sẫm. Các triệu chứng này bắt đầu sau khi giao hợp từ 10 – 15 ngày. Thời gian chảy máu của chị em cũng ngắn hơn khi có kinh rất nhiều, khoảng từ 1 – 2 ngày là hết hẳn.
Chị em có thể bị buồn nôn, nôn
Đối với những chị em sắp có kinh, hầu hết không cảm thấy buồn nôn nhiều trừ khi các chị em gặp vấn đề về tiêu hóa như ngộ độc thức ăn, trào ngược dạ dày thực quản,…
Tuy nhiên, nôn và buồn nôn là những dấu hiệu gặp ở đa số chị em khi có thai. Đây được xem là đầu tiên báo hiệu chị em đang trong thời kỳ ốm nghén. Dấu hiệu này được bắt đầu khoảng 1 tháng sau khi trứng được thụ tinh với tinh trùng.
Sự khác nhau giữa đau ngực ở phụ nữ sắp có kinh và phụ nữ có thai
Khi sắp có kinh nguyệt, chị em thường cảm thấy đau tức ngực, các dấu hiệu này sẽ giảm bớt sau khi bắt đầu có kinh.
Tuy nhiên ở những chị em có thai, việc ngực và nhũ hoa căng tức có thể gặp trong thời gian kéo dài hơn rất nhiều. Nồng độ hormone progesterone tăng lên đột ngột và kéo dài khi bạn mang thai. Chị em còn có thể rất nhạy cảm khi bị đụng chạm vào vòng 1.
Các cảm giác thèm ăn khác nhau khi bạn sắp có kinh và có thai
Trước mùa dâu kéo đến, chị em có những thay đổi về nồng độ hormon trong máu khiến chị em thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, đặc biệt các bạn gái có thể đam mê hơn với những loại đồ ăn như chocolate, snack, đường,…
Tuy nhiên, phụ nữ có thai các cảm giác này tăng lên rất nhiều, rất nhiều chị em thèm thuồng và đáp ứng bằng được nhu cầu ăn uống đó. Đa số chị em có biểu hiện thích đặc biệt và ăn thực phẩm đó ngon lành. Có những chị em lại gặp phải tình trạng dị ứng, buồn nôn khi ăn một số loại đồ ăn mà trước đây mình rất thích. Sự thay đổi này có thể kéo dài suốt thai kỳ của chị em và cải thiện hơn sau khi chị em sinh nở.
Cá biệt, có những chị em thèm những món ăn không năng lượng như nước đá, xà phòng, than,…Nếu gặp các biểu hiện trên, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn kịp thời, đảm bảo cho chị em một thai kỳ khỏe mạnh.
Đau bụng dưới
Tình trạng đau bụng dưới xảy ra trước khi mùa dâu tràn về khoảng 1 – 2 ngày, do quá trình tử cung co bóp mạnh mẽ và lớp niêm mạc tử cung bắt đầu bong ra. Tùy từng cơ địa của chị em mà cơn đau nhẹ hay nặng, tần suất dày hay thưa. Những cơn đau này thường nặng nhất vào 1 – 2 ngày đầu khi bắt đầu có kinh nguyệt, sau đó giảm dần vào những ngày cuối của chu kì kinh.
Phụ nữ mang thai cũng gặp tình trạng đau bụng dưới, tuy nhiên các cơn đau không dữ dội như khi sắp có kinh và có kinh. Các cơn đau này âm ỉ và không có dấu hiệu nặng thêm, có thể kéo dài vài tuần thậm chí vài tháng sau khi hình thành thai nhi. Những chị em có tiền sử dọa sảy thai, tiền sử sinh non, nếu gặp phải các dấu hiệu đau như trên nhưng nặng hơn và có kèm chảy máu âm đạo, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn.
Phân biệt chảy máu ở dưới âm đạo khi có kinh và có thai
Bỏ túi mẹo nhận biết có thai tại nhà
Trễ chu kỳ kinh nguyệt
Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, việc theo dõi các dấu hiệu có thai đơn giản hơn rất nhiều so với những chị em có chu kì không đều đặn.
Thông thường, những chị em trễ chu kỳ kinh nguyệt 1 tuần trở lên có nguy cơ có thai khá cao.
Ốm nghén là dấu hiệu cần quan tâm
Ốm nghén gồm các triệu chứng buồn nôn, thèm ăn hoặc rất chán ăn thường xuất hiện ở đa số chị em khi có thai. Vì thế, chị em hãy quan tâm đến sức khỏe của mình hơn để nhận ra các dấu hiệu sớm này nhé.
Nhũ hoa có sự thay đổi
Dân gian có câu “ cà thâm thì khú, vú thâm thì chửa”. Nếu quầng vú có dấu hiệu sẫm màu hơn và to hơn thì rất có thể chị em đã có thai. Dấu hiệu thay đổi quầng vú xuất hiện rất sớm, thường là 1 – 2 tuần sau khi thụ thai, vì thế chị em hãy quan tâm hơn đến bản thân để nhận ra dấu hiệu này nhé.
Trễ chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là do đâu?
Một số chị em gặp tình trạng trễ kinh nhưng không phải do mang thai, có thể chị em gặp một trong những nguyên nhân sau đây:
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý dễ dẫn đến hậu quả là chị em tăng cân, giảm cân đột ngột khiến lượng hormon sinh dục thay đổi. Vì thế, chu kỳ kinh của chị em bị ảnh hưởng, diễn ra không đúng dự kiến.
Bên cạnh đó, nếu thời gian nghỉ ngơi không đủ, làm cơ thể mệt mỏi, chị em hay thức khuya sẽ có nguy cơ bị kéo dài chu kỳ kinh hơn những chị em đi ngủ đúng giờ.
Tác dụng phụ của thuốc
Nhiều bạn gái sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, sử dụng kháng sinh kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự kích thích rụng trứng, dẫn đến tình trạng trễ kinh.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Đây được xem là nỗi lo của nhiều chị em, do buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Khi chị em bị buồng trứng đa nang, chu kỳ kinh của chị em có thể bị lệch lạc, 1 tháng có thể thấy kinh đến hai lần, hoặc 3 – 4 tháng mới có kinh. Nếu chu kỳ kinh không đều trong vòng 2 tháng liên tục, chị em hãy đến khám ngay tại cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán hội chứng này nhé.
Có thể chị em đang gặp vấn đề về tuyến giáp
Các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết hormon, đặc biệt là hormon sinh dục, dẫn đến chu kỳ kinh bị ảnh hưởng. Nếu chị em gặp tình trạng như rụng tóc không có nguyên nhân, mệt mỏi, cơ thể gầy sút hoặc tăng cân bất thường,…có thể tuyến giáp đang bị bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Hội chứng tiền mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh là thời kỳ lượng hormone nữ thay đổi nhiều nhất, hoạt động của buồng trứng giảm sút dẫn đến chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Lúc này, bổ sung chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp chị em vượt qua thời kỳ khủng hoảng này nhanh chóng.
Hội chứng tiền mãn kinh gây rối loạn kinh nguyệt
Nên làm gì để nhận biết các dấu hiệu có kinh và có thai chính xác nhất?
- Duy trì sức khỏe tốt và ăn uống khoa học là việc làm cần thiết để chị em có được chu kỳ kinh đều đặn. Với những cặp vợ chồng đang muốn có thêm thành viên mới, tính chính xác hơn ngày trứng rụng làm tăng khả năng thụ thai. Chị em hãy ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đúng giờ, hạn chế ăn các đồ ăn dầu mỡ và sử dụng các chất kích thích để có được cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời, chị em nên dành cho mình thời gian luyện tập thể dục thể thao để giúp cơ thể dẻo dai, sẵn sàng cho chu kỳ kinh nguyệt hoặc sẵn sàng làm mẹ nhé.
- Với những cặp vợ chồng đang muốn kế hoạch, hãy chủ động phòng tránh thai ngoài ý muốn bằng cách biện pháp như dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai hàng ngày, thắt ống dẫn tinh,…để mỗi lần trước khi đến tháng, chị em không còn phải lo lắng về việc “vỡ kế hoạch”.
- Cách nhanh nhất để kiểm tra có kinh và có thai là đến viện kiểm tra, nếu có dấu hiệu khác thường của cơ thể, chị em hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác nhé.
Trên đây là những bật mí về dấu hiệu sắp có kinh và có thai để chị em tham khảo để chị em chuẩn bị chủ động trong các tình huống có thể xảy ra.